Giới Thiệu Về Nấm Rơm | Bài 022

Giới Thiệu Về Nấm Rơm

Giới Thiệu Về Nấm Rơm

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở đủ ăn đủ mặc mà còn phải ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng và mặc đẹp….

Nấm được cho là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng đạm, protein cao (Chỉ sau thịt cá). Các hoạt chất sinh học: axit nucleic, Xenlulozơ, vitamin…=> Nấm được xem như 1 loại “rau sạch, thịt sạch”. 

Đặc biệt, ở nấm rơm có hơn 7 loại axit amin có thể cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể không tổng hợp được. Nấm rơm có tên khoa học là Valvariella valvaceae, là loại nấm khá quen thuộc với người dân Đông Nam Á  trong đó có Việt Nam. Vì tính phổ biến, dễ chế biến thành nhiều món ngon và bổ dưỡng, nhất là các làng quê vì có nhiều rơm.

Là loại nấm giàu dinh dưỡng, nấm tươi: chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, riêng vitamin C chiếm đến 160 mg/100gr; Nấm khô: cứ 100g sẽ có tới 21 – 37g đạm (đặc biệt thành phần đạm chứa hàm lượng cao,  cao hơn cả thịt bò và đậu tương). Chất béo 2,1 – 4,6g, bột đường chiếm 9,9g, chất xơ 21g, các yếu tố vi lượng là Ca, Fe, P và các vitamin A, B1, B2, C, D…

Nấm rơm làm dược liệu

Không chỉ được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao. Nấm rơm còn có nhiều đặc tính dược liệu, có khả năng phòng, chữa một số bệnh như tăng huyết áp (hàm lượng chất potassium cao), chống lão hóa (L-ergothinonrine chỉ có ở nấm và không bị mất đi trong quá trình chế biến), tiểu đường, béo phì vì hàm lượng tinh bột rất ít. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu cho thấy nấm có khả năng góp phần chữa ung thư. Vì trong nấm có chứa một loại hoạt chất dị chủng (yếu tố cấu thành nên sự sống của các tế bào). Nếu nói về ẩm thực thì nấm chính là nguyên liệu khá phổ biến, có mặt ở cả món chay và món mặn, rất dễ ăn có thể dùng cho nhiều đối tượng.

Nấm rơm là loại dễ trồng, mau thu hoạch, cho kinh tế cao. Nấm rơm sử dụng dinh dưỡng cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng—> nguồn nguyên liệu tương đối rẻ và dồi dào. Bã sau khi trồng nấm chế biến thành phân sinh học cao cấp. Ngoài ra, bã nấm còn dùng để nuôi trùn đất, lấy trùn nuôi gia cầm, gia súc và tôm, cá.

Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào. Và điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm. Chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối với các loại nấm chủ lực, thị trường tiêu thụ nấm ngày càng rộng mở

Giới Thiệu Về Nấm Rơm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *